18/12/2019 07:11:19

Xây nhà ở là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng, tính thẩm mỹ, tính bền vững và tính kinh tế. Tuy nhiên, yếu tố an toàn là quan trọng nhất khi xây dựng một ngôi nhà. Để ngôi nhà được chắc chắn, bền lâu thì ép cọc bê tông trong xây dựng là một công đoạn quan trọng trong thi công công trình. Nó giúp cho móng được chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ép cọc bê tông phụ thuộc vào 4 yếu tố nào?

  • Điều kiện kinh tế: Việc ép cọc bê tông giá thành đầu tư tương đối cao, nó đắt hơn so với phương án móng nông nhưng lại rẻ hơn so với phương án móng cọc khoan nhồi.
  • Tải trọng công trình: Khi tải trọng công trình tương đối lớn, thông thường các công trình từ 3 đến 8 tầng áp dụng phương án ép cọc bê tông là hợp lý nhất. Nếu công trình có tải trọng nhỏ mà áp dụng phương án móng cọc này thì lãng phí
  • Địa chất công trình: Ép cọc bê tông cho móng công trình chỉ hợp lý khi chiều sâu lớp đất tốt tương đối sâu
  • Điều kiện thi công: Mặt bằng phải đủ rộng thì mới có thể áp dụng phương án móng cọc ép. Ngoài ra cần lưu ý vì cọc ép có thể gây nứt nền nhà liền kề nếu ta không có phương án gia cố trước khi thi công.

Bài viết có liên quan: Hỏi đáp Gạch ốp tường loại nào tốt và nên mua

Các phương pháp ép cọc bê tông chính

  • Ép neo: Phương pháp trong quá trình vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp.
  • Ép tải: Áp dụng trong những công trình vừa và lớn, mặt bằng thi công rộng rãi.
  • Ép cọc bằng máy ép robot: Áp dụng trong những công trình thi công lớn, mặt bằng thi công rộng.
@xaydung.dg.homeÉp cọc bê tông trong xây dựng Xây nhà ở là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng, tính thẩm mỹ, tính bền vững và tính kinh tế. Tuy nhiên, yếu tố an toàn là quan trọng nhất khi xây dựng một ngôi nhà. Để ngôi nhà được chắc chắn, bền lâu thì ép cọc bê tông trong xây dựng là một công đoạn quan trọng trong thi công công trình. Nó giúp cho móng được chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ép cọc bê tông phụ thuộc vào 4 yếu tố nào? Điều kiện kinh tế: Việc ép cọc bê tông giá thành đầu tư tương đối cao, nó đắt hơn so với phương án móng nông nhưng lại rẻ hơn so với phương án móng cọc khoan nhồi. Tải trọng công trình: Khi tải trọng công trình tương đối lớn, thông thường các công trình từ 3 đến 8 tầng áp dụng phương án ép cọc bê tông là hợp lý nhất. Nếu công trình có tải trọng nhỏ mà áp dụng phương án móng cọc này thì lãng phí Địa chất công trình: Ép cọc bê tông cho móng công trình chỉ hợp lý khi chiều sâu lớp đất tốt tương đối sâu Điều kiện thi công: Mặt bằng phải đủ rộng thì mới có thể áp dụng phương án móng cọc ép. Ngoài ra cần lưu ý vì cọc ép có thể gây nứt nền nhà liền kề nếu ta không có phương án gia cố trước khi thi công. Xây Dựng DG Home

♬ original sound – DG HOME

Vì sao cần giữ khoảng cách khi ép cọc bê tông

Có nhiều công trình xây dựng do quá trình thi công không đảm bảo đã gây nên tình trạng sụt lún, sụp đổ sau khi mới sử dụng trong thời gian ngắn. Lý do là bởi phần móng không được gia cố tốt dẫn đến không đủ lực để chịu tải trọng.

Nhiệm vụ của cọc ép bê tông là truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất dưới. Một số loại cọc được sử dụng như cọc nhồi, cọc ép,… Trong đó, cọc ép bê tông được sử dụng nhiều nhất. Với ưu điểm thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc. Ngoài ra còn có giá thành hợp lý, dùng tốt cho công trình nhà phố, nhà ống.

Khoảng cách cọc ép cũng là điều cần phải được lưu ý trong thi công công trình. Khi đóng cọc ép, tải trọng được truyền xuống lớp đất dưới và xung quanh. Nó giúp công trình có được móng tốt, đảm bảo an toàn khi xây lên cao. Nếu không có khoảng cách ép cọc bê tông phù hợp, dẫn đến ảnh hưởng tới các nhà xung quanh.

Hơn nữa, tùy vào địa hình mà chủ thầu sẽ có khoảng cách ép cọc thích hợp. Vừa đảm bảo được tiến độ lại đảm bảo về chất lượng công trình, lại có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hiệu quả.

Bài viết có liên quan: Sửa nhà quận Cầu Giấy

Các khoảng cách cần lưu ý khi ép cọc bê tông

Khi xây trong phố, xác định được khoảng cách ép cọc với nhà bên cạnh là điều rất cần thiết. Bởi nếu không sẽ dẫn đến nhà bên cạnh bị lún hoặc ảnh hưởng đến móng cọc. Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen là 3,7 – 4m. Tuy nhiên khoảng cách này sử dụng cho phương pháp ép cọc tải sắt.

Công trình có mặt bằng hẹp sẽ khiến thời gian và chất lượng thi công gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các công trình liền kề xuống cấp cũng ảnh hưởng đến công trình hiện tại. Trường hợp xấu nhất là không thể thi công được.

Với diện tích nhỏ, chủ hộ có thể dùng phương pháp ép cọc neo. Thông thường khoảng cách tối thiểu là 2,5m. Thấp hơn so với ép cọc tải sắt do ép cọc neo khá nhỏ gọn và hẹp hơn.

Tùy vào diện tích mặt bằng thi công mà sẽ có phương pháp ép cọc bê tông khác nhau. Khách hàng cần đo đạc kỹ trước khi lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

Xuân Đức Architect – 1 kỹ sư xây dựng với đam mê thiết kế kiến trúc ngôi nhà, đã triển khai nhiều dự án Sửa nhà trọn gói, xây nhà trọn gói, hoàn thiện biệt thự cho DG Home