18/03/2020 09:06:24

Cũng như trần, tường, vách thạch cao là một loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình. Không chỉ với tính năng vượt trội về chất lượng và thiết kế, vách thạch cao còn có ưu điểm về thi công dễ dàng và nhanh chóng, không cần phải trải qua nhiều bước xử lý vật liệu hay mất thời gian chờ đợi như tường gạch. Để hiểu rõ hơn về quy trình này và tại sao nên sử dụng vách thạch cao, hãy cùng theo dõi các bước thi công trần vách thạch cao qua bài viết sau.

Vách thạch cao là gì và được làm từ vật liệu gì?

Vách thạch cao được cấu tạo từ tấm thạch cao Gyproc và khung vách ngăn Vĩnh Tường hay còn gọi là tấm tường bê tông nhẹ. Các hệ tường thạch cao chuyên dụng, tùy theo cấu tạo sẽ mang lại nhiều tính năng ưu việt cho vách thạch cao làm phù hợp với từng nhu cầu như chống cháy, chịu lực, chịu ẩm, cách âm, tiêu âm.

Ưu điểm của vách thạch cao

  • Vách thạch cao có độ bền cao từ vật liệu, dễ dàng thi công nên tiết kiệm chi phí tháo lắp hoặc sửa chữa.
  • Vách thạch cao linh hoạt trong thiết kế, có thể sơn trang trí hoặc dán giấy dán tường…
  • Vách thạch cao được làm từ tấm thạch cao Gyproc giúp cách nhiệt, tiết kiệm điện năng từ các loại máy làm mát… thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người dùng.

Vậy bạn đã biết tại sao nên sử dụng vách thạch cao.

Ứng dụng của vách thạch cao

Với sự linh hoạt về cả chất lượng và mẫu mã, vách thạch cao được ứng dụng đa dạng trong rất nhiều loại công trình. Tùy vào từng nhu cầu và điều kiện của công trình mà có thể lựa chọn những giải pháp vách thạch cao phù hợp như vách thạch cao chịu ẩm cho những khu vực ngoài trời, phòng tắm; vách thạch cao chống cháy cho những nơi như nhà xưởng, cửa hàng; hoặc vách thạch cao tiêu chuẩn cho những không gian cần tính thẩm mỹ như trung tâm thương mại, chung cư cao cấp; hoặc cần sự yêu tĩnh như phòng ngủ nhà ở, phòng làm việc, phòng họp; hay vách thạch cao cho công trình cần giảm trọng lượng, giảm thời gian thi công như: nhà tiền chế, nhà khung thép,…

Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại

Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại

Các lưu ý quan trọng khi thi công trần vách thạch cao

  • Công việc thi công chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công hoàn thiện phần cửa và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết.
  • Trước khi thi công hệ thống trần các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy và tính thẩm mỹ của trần.
  • Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau khi hệ thống tường đã thi công xong.
  • Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.

Bài viết có liên quan: Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng

Cách thi công lắp trần vách thạch cao

Bước 1: Khảo sát hiện trường, kiểm tra bản vẽ

  • Nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật, khảo sát hiện trường và lên phương án sản xuất thi công
  • Khảo sát chi tiết các không gian trên công trình, đảm bảo sự thống nhất kỹ thuật giữa hệ thống bản vẽ và thực tế, tránh các phát sinh không cần thiết có thể làm phát sinh chi phí và làm chậm tiến độ công trình cũng như trong quá trình lắp đặt thực tế tại công trình.

Bước 2: Chuẩn bị

  • Chuẩn bị vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
  • Nguyên vật liệu: Độ dày của khung xương, tấm thạch cao, màu sắc sơn, kích thước thích hợp đảm bảo sử dụng tối ưu vật tư. Các thông số khác như độ cứng, độ an toàn, hình mẫu, độ mịn, độ bóng,…
  • Vật tư phụ: Đảm bảo thích hợp giữa nguyên vật liệu và vật tư, ốc, vít, ke, bu lông, băng keo,…
  • Máy móc thiết bị: Máy cắt, máy khoan, máy hàn, thước, chổi lăn,…

Bước 3: Thi công phần thô

  • Các thanh khung xương được đặt đúng theo bản vẽ chi tiết cùng với khoan bắt cố định tại vị trí.
  • Các tấm thạch cao, thạch cao tạo hình được ốp vào vị trí khung xương hay trên bề mặt và cố định bằng ốc vít, băng keo.
  • Tạo hình, khối trang trí nghệ thuật
  • Chạy dây điện, hộp kỹ thuật
  • Kiểm tra lại độ phẳng, chi tiết theo bản vẽ.
  • Sau đó bả, đánh bóng, đánh ráp tạo độ nhẵn bóng bề mặt trước khi lăn sơn
Thi công phần thô

Thi công phần thô

Bước 4: Thi công hoàn thiện

  • Lăn sơn tạo màu thẩm mỹ
  • Lắp đèn chiếu sáng và trang trí
  • Kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao khách hàng
  • Toàn bộ quy trình được kiểm tra tưng chi tiết nhỏ nhất về chất lượng, kỹ thuật, độ bền, thẩm mỹ, an toàn,…
  • Thu dọn và làm sạch sản phẩm trước khi bàn giao
  • Kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao khách hàng

Cam kết, bảo hành Thi công trần vách thạch cao

Công ty với phương châm làm việc chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết với quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ thi công trần vách thạch cao tại Hà Nội. Sẽ không nhận tiền nếu chưa hoàn thành xong công trình. Không nhận tiền khi khách hàng chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ mà công ty mang lại. Chỉ nhận đúng với phần việc đã hoàn thành.

Đồng thời, DG HOME cam kết bảo hành cho các gia chủ khi sử dụng dịch vụ xây trần vách thạch cao tại công ty. Bảo hành lâu dài và trọn gói 100%, trong thời gian bảo hành nếu xảy ra các hiện tượng lỗi hay sự cố liên quan đến công trình chúng tôi thi công. Công ty sẽ cử người đến nhanh chóng khắc phục và sửa chữa. Cam kết không thu phụ phí của các gia chủ khi khắc phục sự cố.

Liên hệ Thi công trần vách thạch cao

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng trần vách thạch cao hoặc có những thắc mắc, phản hồi về dịch vụ của công ty. Hãy liên hệ đến số điện thoại 0974.567.715 hoặc đến trực tiếp văn phòng tại khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội. Để được nhân viên tại bộ phận chăm sóc khách hàng tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ về các dịch vụ của công ty.

Xuân Đức Architect – 1 kỹ sư xây dựng với đam mê thiết kế kiến trúc ngôi nhà, đã triển khai nhiều dự án Sửa nhà trọn gói, xây nhà trọn gói, hoàn thiện biệt thự cho DG Home